• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

"Ba Vì là khu đất dự trữ cho các công trình của Chính phủ"

Ông Hải cũng cho biết, sau khi mang ra trình Quốc hội, Ban soạn thảo đã chỉnh sửa một số điểm quan trọng. Ông Hải nói: “Chúng tôi cân nhắc lại cụm từ “Trung tâm hành chính quốc gia”. Cụm từ này đã gây ra hiểu nhầm.
 
Trong kết luận của Bộ Chính trị và Pháp lệnh thủ đô thì Hà Nội là một trung tâm hành chính quốc gia. Trung tâm hành chính quốc gia có nghĩa là nhiều hệ thống của Chính phủ tạo ra. Không phải 100ha hay 200ha tạo ra một trung tâm hành chính”.
 
Tuy nhiên, khi PV Báo GĐ&XH chất vấn về việc thay đổi cụm từ này, nhưng liệu có đặt các cơ quan hành chính ở Ba Vì không thì ông Hải chỉ nói nước đôi: “Cái đấy là một khu đất dự trữ phát triển các công trình của chính phủ”.
 
Một điểm nữa trong bản Quy hoạch là trục Thăng Long trong bản quy hoạch trước đây sẽ đổi thành trục Hồ Tây – Ba Vì còn quy hoạch tính chất, quy mô tổ chức không gian không thay đổi.
 
Ông Hải nhấn mạnh: “Nếu không có trục này thì Hà Nội không có trục nào đủ lớn, hiện đại... Hà Nội chưa có những công trình nghìn năm tầm cỡ để có thể ngẩng đầu lên với thế giới được. Những công trình văn hoá lớn đặt ở đâu? Các nhà quy hoạch chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ, đó chính là trục Thăng Long. Nơi hội tụ không gian văn hoá, là một trung tâm văn hoá lớn của đất nước”.
 
Theo bản đồ án cấu trúc đô thị toàn TP Hà Nội trong tương lai sẽ bao gồm: Trung tâm Hà Nội và 5 thành phố vệ tinh là Sóc Sơn, Xuân Mai, Hoà Lạc, Sơn Tây, Phú Xuyên-Phú Minh; 3 đô thị sinh thái là: Phúc Thọ, Quốc Oai, Chúc Sơn.

Còn theo Tiến sỹ Nguyễn Trung Dũng – Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, đồ án vẫn đề xuất việc dành quỹ đất dự trữ tại khu vực Ba Vì cho xây dựng khu Trung tâm Hành chính Quốc gia trong tương lai và di dời một số cơ quan bộ, ngành tại khu vực nội đô tới khu Mỹ Đình, Mễ Trì trong thời gian tới.


 
TS Nguyễn Trung Dũng cho biết thêm, đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đang trong quá trình hoàn thiện. Những định hướng cơ bản đã hình thành và nhận được sự đồng tình của đông đảo dư luận, tuy nhiên một số điểm mới của đồ án so với quy hoạch năm 1998 có thể sẽ tạo ra những thách thức và cơ hội mới cho quá trình đầu tư, xây dựng nhà ở và thị trường BĐS thủ đô.
 
Thứ nhất, định hướng phát triển không gian đô thị toàn thành phố. Với cấu trúc mới, không gian đô thị toàn thành phố sẽ phát triển đều hơn về cả phía Bắc và Nam, hạn chế bớt việc phát triển quá nóng về phía Tây như hiện nay. Cấu trúc đô thị toàn thành phố Hà Nội trong tương lai sẽ bao gồm thành phố trung tâm Hà Nội và 5 thành phố vệ tinh (Sóc Sơn, Xuân Mai, Hoà Lạc, Sơn Tây, Phú Xuyên-Phú Minh), 03 đô thị sinh thái (Phúc Thọ, Quốc Oai, Chúc Sơn). Việc xác định cấu trúc đô thị này sẽ là định hướng cơ bản cho việc phát triển không gian đô thị hoá cũng như lựa chọn địa điểm đầu tư các dự án BĐS sau này.

Thứ hai, định hướng mở rộng không gian đô thị thành phố trung tâm. Theo đó, sẽ được mở rộng nhằm giãn bớt mật độ cho khu vực lõi trung tâm với việc mở rộng không gian nội đô đến vành đai xanh sông Nhuệ và hình thành chuỗi các đô thị mới dọc vành đai 4 phía Bắc và Nam sông Hồng. Như vậy theo định hướng này vành đai 4 sẽ là giới hạn mới của thành phố trung tâm, khu vực phía Bắc sông Hồng và Tây, Tây-Nam thành phố sẽ là những khu vực hứa hẹn cho các dự án phát triển các khu đô thị mới.

Thứ ba, định hướng phát triển mạng lưới giao thông sẽ tiếp tục phát triển theo sơ đồ sóng hướng tâm với việc dự kiến xây dựng thêm tuyến đường vành đai 4 (quy mô 6-8 làn xe) và 3,5. Các trục đường mới này sẽ là hạ tầng cơ sở cho việc mở rộng không gian thành phố trung tâm và là trục kết nối chuỗi các đô thị mới.

Thứ tư, đề xuất về Trung tâm hành chính quốc gia. Đồ án cũng đề xuất việc dành quỹ đất dự trữ tại khu vực Ba Vì cho xây dựng khu Trung tâm Hành chính Quốc gia trong tương lai và di dời một số cơ quan bộ nghành tại khu vực nội đô tới khu Mễ Đình, Mễ Trì trong thời gian tới. Những định hướng này cũng sẽ góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị tại các khu vực này và thu hút thêm nhiều dự án phát triển đô thị và hạ tầng liên quan.
 
Về một vấn đề gây tranh cãi và tác động không nhỏ đến cơn sốt bất động sản tại Hà Nội vừa qua là việc xây dựng Trục Thăng Long trong bản quy hoạch chung Hà Nội mở rộng đến năm 2030 tầm nhìn 2050, nay được mang tên Trục Hồ Tây - Ba Vì. Không hiểu có phải vì lý do kỳ họp HĐND TP Hà Nội vừa qua đã quyết định đặt tên trục đường Láng - Hòa Lạc là Đại lộ Thăng Long mà Trục Thăng Long dự kiến trong bản đồ án trước kia nay đổi thành Trục Hồ Tây - Ba Vì? TS Dũng cho biết mặc dù đồ án quy hoạch Hà Nội mở rộng có nhiều điểm chỉnh sửa nhưng vẫn giữ những nét cơ bản, kể cả con đường trục hoành tráng gây nhiều ồn ã thời gian qua.

(Tổng hợp theo Giadinhnet và DĐDN)
  • 0
  • By Admin
  • 28/07/2010
  • 17