BĐS nghỉ dưỡng liệu có thu hút nhà đầu tư thứ cấp?
Nhưng BĐS nghỉ dưỡng có thu hút được nhà đầu tư thứ cấp hay không lại đang là vấn đề không song hành với quyết tâm bỏ vốn vào phân khúc này của những chủ đầu tư.
Thực tế, BĐS nghỉ dưỡng là một loại hình kinh doanh chỉ dành cho các nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn và tiềm lực tài chính mạnh. Để nâng tầm đẳng cấp của dự án, vị trí đắc địa là điểm đầu tiên mà phân khúc này lựa chọn. Thêm nữa, thời gian đầu tư nhanh chóng cũng mất 3 năm và dài thì có thể tới 5-7 năm. Do đó, đầu tư vào lúc thị trường trầm lắng là một lợi thế. Lúc đó, sức cạnh tranh của những nhà đầu tư cùng phân khúc giảm đi và cơ chế cũng cởi mở hơn nhiều khi các địa phương đều cần phải thu hút dòng vốn đầu tư.
Tại phân khúc này, chủ đầu tư phải chi ra một lượng tiền lớn, hoàn thiện các hạng mục cơ bản rồi mới có thể bán lại, chuyển giao cho nhà đầu tư thứ cấp chứ không giống như loại hình nhà ở, thường huy động vốn từ người mua nhà ngay từ khi bắt đầu thực hiện dự án.
BĐS nghỉ dưỡng có đối tượng hướng tới là những người có tiền với nhu cầu tận hưởng cuộc sống tương đối cao. Vì thế, không phải bất kỳ nhà đầu tư nào cũng có thể “điểm trúng huyệt” người mua, nhất là việc bán đất nền trong những resort.
Dự án FLC Residences Samson của FLC có nhiều lợi thế du lịch nghỉ dưỡng |
Một loạt các khu nghỉ dưỡng ở Vũng Tàu, Phan Thiết, Đà Nẵng, Nha Trang... đều đang bán đất nền biệt thự nhưng không dễ mặc dù những khu này đã đi vào khai thác, phục vụ tốt và được đầu tư bài bản. Tâm lý những người có tiền phía Nam phần lớn thường “chơi nổi”, còn ở phía Bắc lại “chơi chìm”. Vì thế, sẽ không khó khăn khi nhìn thấy “trang sức” của người có tiền phía Bắc là villa, biệt thự, nhà Hà Nội thay vì siêu xe hay kim cương.
Nếu tính từ Hà Nội hay Tp.HCM, Nha Trang, Đà Nẵng hay Phan Thiết sẽ mất đi lợi thế về khoảng cách. Tại một số khu nghỉ dưỡng khác, mức giá bán cũng khá cao. Anh Tuấn sống tại Hà Nội, sau kỳ nghỉ ở Phú Quốc, đã rất thích thú biệt thự triệu đô ở đây nhưng cho biết, biệt thự này tính đi tính lại cũng chỉ dành cho giới siêu giàu.
Anh Tuấn chia sẻ, với khối tài sản trên 10 triệu đô thì bỏ ra 1 triệu đô là không thể. Nếu anh có 50 triệu đô sẽ không có gì phải ngại. Phương án mua cho thuê lại sẽ không khả thi. Với mặt hàng kinh doanh đang thực hiện, anh có thể kiếm nhiều hơn nếu có cùng mức đầu tư, lại đỡ phải đau đầu.
Theo quan sát của phóng viên, phân khúc nghỉ dưỡng cao cấp này chỉ phục vụ cho đối tượng siêu giàu. Đối với những người giàu có khác, dạng đầu tư từ 4-7 tỷ đồng mới chính là sự lựa chọn của họ. Vì thế, sức hút của BĐS nghỉ dưỡng nói chung đối với những nhà đầu tư thứ cấp là chưa lớn.
- 0
- By Admin
- 25/06/2015
- 17