• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

BĐS khuyến mãi: Chia sẻ lợi nhuận hay chỉ là PR?

Bất động sản chạy đua hạ giá

Thị trường bất động sản ảm đảm vì thiếu tính thanh khoản, để kích thích lực mua trên thị trường nhiều chủ đầu tư dự án đã mạnh tay khuyến mại. Trong đó, đáng chú ý nhiều chiêu thức khuyến mại lớn dành cho bất động sản chưa từng có đã xuất hiện trên thị trường. VnMedia xin điểm lại một vài xu hướng giảm giá lớn nổi bật trên thị trường năm 2011.

Bắt đầu từ quý II/2011, khi thị trường bất động sản thực sự "ngấm đòn" bởi các chính sách thắt chặt tín dụng của hệ thống ngân hàng. Để có thể huy động được vốn của khách hàng để tiếp tục triển khai dự án, cuối quý II, các doanh nghiệp bất động sản đã lựa chọn cách thức giãn tiến độ nộp tiền hoặc chọn chia việc góp vốn, thanh toán thành nhiều đợt nhỏ 10% theo tiến độ dự án.

Đơn cử, Công ty Cổ phần Hồng Hạc Đại Lải đã công bố mở bán chương trình Flamingo Villa 3 (FVL3) với nhiều ưu đãi khá “sốc” cho các khách hàng. Khách hàng mua biệt thự tại dự án thay vì phải đóng tiền thành 5-6 đợt thì chủ đầu tư nới thành 10 đợt, kéo dài trong 5 năm.

Chủ đầu tư dự án IJC Aroma (Bình Dương) cũng áp dụng việc giãn tiến độ đóng tiền thành 96 đợt trong vòng 8 năm.

Bước sang quý III, IV/2011, không lựa chọn việc giãn tiến độ đóng tiền, nhiều chủ đầu tư quyết định đánh thẳng vào giá bán bằng cách giảm giá theo tỷ lệ % nếu nộp tiền nhiều hơn quy định, ví dụ nộp 50% tiền ngay sẽ giảm 5-8% giá bán, nộp đến 80% giảm 15% giá bán, nộp 100% giảm 20% giá bán…

BĐS khuyến mãi: Chia sẻ lợi nhuận hay chỉ là PR? | ảnh 1

Đây là hình thức khuyến mại được chủ đầu tư dự án căn hộ cao cấp Star City Lê Văn Lương áp dụng. Theo đó, công ty áp dụng chương trình đặc biệt dành riêng cho khách hàng mua căn hộ cao cấp StarCity Lê Văn Lương. Khách hàng mua căn hộ nộp tiền trước tiến độ sẽ được hưởng mức lãi suất lên tới 22% tính đến thời điểm nhận bàn giao nhà dự kiến tháng 9 năm 2013. Mức lãi suất này cao gấp hơn nhiều so với gửi tiết kiệm khoảng 14%.

Vụ giảm giá đình đám của dự án chung cư Petro VietNam Landmark (quận 2, Tp.HCM) đã thực sự gây chấn động thị trường. Theo công ty CP Địa ốc Dầu khí - một trong những công ty thứ phát dự án này, để có tiền trả nợ đơn vị này sẽ giảm giá 35% giá bán 85 căn hộ dự án Petro Vietnam Landmark từ mức 21,3 triệu đồng/m2 (bao gồm thuế VAT) xuống giá bán không thấp hơn 15,5 triệu đồng/m2 thông qua hình thức đấu giá.

Cùng theo ước tính của công ty Địa ốc Dầu khí phi vụ giảm giá nếu bán hết số căn hộ công ty sẽ phải chịu khoản lỗ 70 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi tiến hành đấu giá lần 2, công ty này vẹn vẹn chỉ bán được 6 căn hộ với giá thấp nhất là 15,8 triệu đồng/m2 và 16,5 triệu đồng/m2.

Không lựa chọn phương thức giãn tiến độ, giảm giá trực tiếp các chiêu thức khuyến mãi có phần nổi bật hơn khi khách hàng mua sản phẩm nếu may mắn có thể nhận được ô tô,  voucher, hàng hóa khác…

Đơn cử, trường hợp Công ty cổ phần đầu tư CEO (C.E.O Group) triển khai chương trình khuyến mại “Mua nhà hôm nay, tặng ngay Altis” áp dụng đối với dự án Sunny Garden City, Khu đô thị mới Quốc Oai, Hà Nội.

Với tất cả những động thái trên, có thể thấy, mục đích chính của các nhà đầu tư, tạo lập bất động sản trong năm 2011 là bán được sản phẩm bất động sản để thu tiền được trực tiếp từ khách hàng. Và để đạt được mục đích này, nhiều chủ đầu tư dự án đã công bố, họ đã đang bán dự án với mức lãi không đáng kể và thậm chí có nhiều dự án đang phải bán lỗ.

Chia sẻ lợi nhuân hay chỉ là chiêu PR

Để nhìn nhận thực chất chiêu thức giảm giá sốc nhiều chủ đầu tư, người viết xin quay trở lại vụ giảm giá PVL.

Sau khi công ty CP Địa ốc Dầu khí công bố chương trình này, nhiều khách hàng đã khấp khởi mừng thầm vì giá căn hộ PVL đã quá rẻ 15,5 triệu đồng/m2 so với thời điểm đầu mở bán 25-28 triệu đồng/m2 (giá bán trên thị trường tự do). Song diễn biến tâm lý đám đông lần lượt chuyển từ quan tâm hồ hởi, sang e dè và hụt hẫng vì bị chương trình đại hạ giá bị biến tướng.

Thay vì mời gọi khách hàng, công ty đã đặt ra các yêu sách ngặt nghèo để thử thách khách hàng như chỉ mua được căn hộ thông qua hình thức đấu giá - bốc thăm, mức đặt cọc cao và thanh toán ngay 100% giá trị căn hộ...), Kết cục, công ty CP địa ốc Dầu khí thực sự thất bại khi chỉ thu hút được 7 hồ sơ đăng ký tham gia. Kết quả chỉ có 6 khách hàng mua được căn hộ.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc doanh nghiệp áp dụng hình thức khuyến mãi như tặng nội thất, xe hơi; chiết khấu giá bán; chia nhỏ tiến độ thanh toán thành nhiều đợt... thì cái mà người ta quan tâm nhất chính là sẽ được lợi gì từ các chính sách bán hàng ấy?

Nhưng với cách “khuyến mãi” của PVL hay của một số doanh nghiệp hiện nay ngay cả khi giảm giá đến 30% thì so với lãi suất ngân hàng, người mua nhà cũng không được hưởng lợi là bao nhiêu.

Theo nhận xét của chuyên gia Đặng Hùng Võ, ở giai đoạn bất động sản khó khăn do thiếu vốn, người ta mới nói rằng, thị trường đã thuộc về người mua. Thực tế, chủ đầu tư cần người tiêu dùng tuy nhiên, chủ đầu tư vẫn muốn là "Thượng đế".

Dù biện hộ thành công ở góc độ hâm nóng tên tuổi, thương hiệu, gây chú ý nhưng kết quả gây ra sự hẫng hụt, nản chí cho người mua, thì đó cũng chính là thất bại, bộc lộ sự bế tắc, loay hoay của bộ phận kinh doanh BĐS trong bối cảnh thị trường xoay chuyển quá nhanh.

(Theo VnMedia)

  • 0
  • By Admin
  • 22/02/2012
  • 17