• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

BĐS Hà Nội có giá trên trời vì tâm lý chấp nhận giá "chênh"

Theo đó, “đây là vụ án tham nhũng đầu tiên trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản được phát hiện với số tiền tham nhũng lớn xảy ra tại một Tổng công ty Nhà nước có chức năng kinh doanh bất động sản”.

Có thể thấy, vụ án này không chỉ mang tính “đột phá” đối với thị trường bất động sản, mà nó đã giúp người dân hiểu được phần nào “tảng băng chìm” ở lĩnh vực vốn dĩ rất nhạy cảm này.

BĐS Hà Nội có giá trên trời vì tâm lý chấp nhận giá "chênh" | ảnh 1

Ngay khi vụ việc tại sàn UDIC được thông tin trên các phương tiện đại chúng, đã có câu hỏi được đưa ra, là vì sao cơ quan chức năng lại “can thiệp” vào một giao dịch có vẻ như thuần túy mang tính chất dân sự như thế? Rằng giao dịch đó là sự thỏa hiệp thuận mua - vừa bán; khách hàng có quyền từ chối không mua nhà theo giá mà đại diện sàn UDIC đưa ra, còn khi đã quyết mua nghĩa là đã đồng ý với giá bán, vậy sao phải áp dụng biện pháp tố tụng với mấy vị “quan” của sàn UDIC? Những sự băn khoăn này là hoàn toàn bình thường, dễ hiểu đối với một thị trường bất động sản vốn lâu nay phổ biến cách thức mua bán chênh lệch, với những khái niệm “giá gốc”, “giá thị trường”, “hoa hồng”, “phần trăm”… Người mua chấp nhận sự “kênh” giá, đầu tư nhà đất để trong tương lai gần, bất động sản của mình sẽ lãi mẹ đẻ lãi con. Giá cả trên trời của thị trường nhà đất Hà Nội nói riêng trong nhiều năm qua hình thành cũng chính từ tâm lý này.

Trở lại câu chuyện sàn UDIC. Không ngẫu nhiên mà ít ngày sau khi giám đốc kinh doanh, rồi tổng giám đốc của sàn bất động sản này bị bắt, lãnh đạo cao nhất của UDIC - Land đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng, “giải trình” việc bán nhà với giá “kênh” hơn hợp đồng không phải là chủ trương của công ty, rằng đó là sai phạm của một số cá nhân. Sự việc như vậy đã rất rõ ràng. Giá bán bất động sản trong dự án khu K, khu Yên Hòa, Cầu Giấy, được đem ra giao dịch tại sàn UDIC vốn đã được lãnh đạo UDIC - Land ấn định giá bán bằng các quyết định của tập thể.

Mấy vị “quan” của sàn UDIC chỉ là cá nhân, pháp nhân được ủy quyền tiến hành giao dịch với khách hàng, chứ đó không phải là tài sản thuộc sở hữu của họ. Tài sản của tập thể, giá bán đã được tập thể quy định, mà cá nhân lại “dám” định ra giá bán cao hơn quy định, “dám” đi đêm với khách hàng, thì không thể nói là “oan” được.

(Theo ANTĐ)

  • 0
  • By Admin
  • 04/07/2011
  • 17