• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Ảnh hưởng quy hoạch thành phố bên sông

.
 
Tuy nhiên, phương án này lại có nhược điểm làm giảm đi cảnh quan của thành phố bên bờ sông Hồng... PV Báo GĐ&XH đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Hồng Châu – Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Thuỷ lợi xung quanh vấn đề này.

Vi phạm chỉ giới sẽ phải di dời

 Thưa ông, vì sao kế hoạch di dời mới lại giảm được hơn 800 hộ dân?

 - Sau cuộc họp vừa qua, lãnh đạo TP và các chuyên gia đã đóng góp ý kiến nên chúng tôi sửa lại quy hoạch một chút, đoạn từ cầu Long Biên cho đến cầu Vĩnh Tuy sẽ đi theo tuyến mới. Chiều 16/10 chúng tôi sửa xong báo cáo tóm tắt và gút lại con số di dân ước khoảng như trên. Con số di dân theo phương án cũ, khoảng hơn 23.000 hộ, là một con số khổng lồ, khó khả thi.

 Thay đổi chỉ giới thoát lũ, thì tuyến thoát lũ mới sẽ đi theo hướng nào, cụ thể khu vực nào sẽ phải di dân?

- Chỉ giới thoát lũ mới chúng tôi đưa ra sẽ đi qua đường Nghĩa Tân, khu Nghĩa Dũng, Bạch Đằng. Như vậy dân cư ngoài đê chính khu vực này sẽ phải di dời. Phương án này có vẻ khả thi nhất, giảm bớt được việc di dân, giải phóng mặt bằng. Theo phương án mới, đoạn từ cầu Long Biên trở xuống sẽ khác đi một chút. Phương án cũ là đoạn từ cầu Long Biên đến Vĩnh Tuy sẽ là đê chính hết, nghĩa là toàn bộ dân ngoài bãi sẽ phải di dời.

 Khu vực Phú Thượng có nằm trong chỉ giới thoát lũ không, thưa ông?

- Phú Thượng không có chỉ giới thoát lũ mà là đê luôn (có thể hiểu đê là chỉ giới thoát lũ). Vùng này bãi rất hẹp, ngắn, chỉ kéo dài từ hạ lưu cầu Thăng Long đến bãi Nhật Tân. Như vậy, tất cả những hộ dân nằm phía ngoài đều vi phạm hành lang thoát lũ.

 Còn khu vực Chèm, Tứ Liên có nằm trong chỉ giới thoát lũ, đồng nghĩa với việc phải di dân?

- Vùng Chèm, Tứ Liên có chỉ giới thoát lũ, chỉ giới ở đó sẽ bao ra ngoài đê bối. Ở đó có đê bối của Thượng Cát, Chèm, hành lang thoát lũ sẽ đi theo tuyến đê bối, phần lớn dân ở đó đều nằm ngoài chỉ giới thoát lũ. Chỉ một số ít hộ mới lấn chiếm là phải di dời thôi. 

 12.000 hộ dân đang sinh sống ở bãi bồi Phúc Tân, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Bạch Đằng thì sao thưa ông?

- Theo chỉ giới thoát lũ mới thì số lượng dân phải di dời ở đây chỉ còn 4.500 hộ.

 Con số 22.125 đã là con số cuối cùng về số lượng hộ dân phải di dời?

- Đây là phương án khả thi nhất. Sau khi gút lại, chúng tôi sẽ trình UBND thành phố, Bộ NN&PTNT, Thành uỷ, HĐND thành phố xem xét, thông qua.
 
Ảnh hưởng quy hoạch thành phố bên sông
Khu nhà dân ở cụm 8 phường Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội sẽ phải di dời. Ảnh: HH

“Thành phố bên sông”sẽ xấu hơn...

 Phương án mới này có làm cho quy hoạch thành phố bên sông của chúng ta“xấu” đi không, thưa ông?

Theo phương án thoát lũ mới thì tổng số dân phải di dời sẽ là 22.125 hộ. Trong đó phía bờ bên này sông (bờ hữu) là 19.633 hộ, bờ bên kia sông là 2.492 hộ. Phương án trước đây là di dời khoảng 23.000 hộ dân.

- Tất nhiên là ngoài ưu điểm giảm bớt được số lượng dân phải di dời thì phương án mới này có nhược điểm là làm cho thành phố bên sông sẽ bớt... đẹp đi. Phương án triệt để nhất là những hộ dân cứ nằm ra phía ngoài đê chính là di dời tất.

 Cụ thể thành phố bên sông sẽ “bớt đẹp” ở chỗ nào?

- Nếu di dời hết dân ở các vùng bãi theo phương án cũ, làm các khu công viên cây xanh thì ven sông sẽ rất đẹp, môi trường rất trong lành. Tuy vậy đành phải dung hoà bằng cách giải toả phần ngoài.

 Nhưng việc di dời hơn 20.000 hộ dân vẫn đòi hỏi một nguồn kinh phí khổng lồ, theo ông, việc này có khả thi?

- Việc di dời dân là của thành phố nhưng theo tôi cũng không có gì khó khăn lắm vì sẽ có một nguồn kinh phí từ việc đổi đất lấy công trình. Quy hoạch xong sẽ có quỹ đất khoảng 2.400 ha, khi nhà đầu tư vào nhận đất, xây công trình xong sẽ trích lại một phần để thành phố đưa vào quỹ đền bù, còn một phần thì nhà đầu tư bán hoặc cho thuê. Quỹ đất này nằm ở tất cả các bãi bên tả, hữu sông Hồng.

Xin cảm ơn ông.
 

Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc: Phải nghiên cứu kỹ

“Trước nay, Hà Nội luôn quay lưng lại sông Hồng. Sông Hồng đang nham nhở, nhà cửa thấp, phần lớn là đất lấn chiếm nên đó là một khu ở bộn bề. Việc xây dựng thành phố ở cả hai bên bờ sông cũng là hướng phát triển Thủ đô. Như vậy, Hà Nội sử dụng được sông Hồng, quay mặt vào sông Hồng.

Sông Hồng rất khó tính, bên lở bên bồi thường xuyên. Nhiều khi cả làng lở xuống sông, dòng sông chảy qua cả làng. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội có bãi giữa giống như cái chốt quan trọng để chỉnh trị dòng nước, không thể xoá nó được, không thể làm cứng hoá được, mà phải để nguyên đó thôi.

Tôi thấy đó là một dự án rất khó khăn, phải thực sự nghiên cứu kỹ lưỡng. Nhiều người làm công tác thuỷ lợi mà tôi biết cũng rất phân tâm về việc này. Bê tông hoá ép lòng sông lại sẽ không biết thế nào, không lường hết được những gì có thể xảy ra sau đó”.
 
AnhNguyễn Ngọc Am (cụm 8, Phú Thượng, Tây Hồ):
Di dời phải đảm bảo được dân sinh
Ảnh hưởng quy hoạch thành phố bên sông 1
“Chúng tôi phần lớn thuần nông, nếu không còn đất bãi để canh tác thì cũng mong các cấp xem xét, bố trí thế nào để sau đó có công việc kiếm kế sinh nhai. Nhà tôi được khoảng 3 sào đất bãi để trồng hoa, trồng màu sinh sống. Mỗi tháng được khoảng 2 triệu đồng. Ngoài ra, hai vợ chồng chúng tôi phải đi làm thêm ở ngoài thì mới đủ trang trải cho cả gia đình”.
Ông Ngô Hồng Kỳ (khu vực Bãi Tre bên bờ sông Hồng):
Giải toả thì không biết sống bằng gì!
Ảnh hưởng quy hoạch thành phố bên sông 2
“Hiện nhà tôi có khoảng 200 m2 đất ở chính và khoảng 3.000m2 để làm trang trại, canh tác ở dưới bãi tre. Dân chúng tôi ở đây 95% không có việc làm ổn định, chủ yếu sống từ nguồn canh tác hoa mầu, kinh doanh ở đất bãi. Bây giờ tôi đã quá tuổi lao động, quen với việc canh tác, đám trẻ còn có thể xoay sở việc này việc kia, nhưng nếu toàn bộ diện tích đất bãi canh tác của nhà tôi bị giải toả thì tôi cũng không biết sống bằng gì”.

Theo GĐXH

  • 0
  • By Admin
  • 17/10/2008
  • 17