• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Ấn Độ: Văn phòng cho thuê ế ẩm vì kinh tế trì trệ

Tỷ lệ trống trong các trung tâm tài chính của Mumbai và thủ đô New Delhi đã lên đến 20% trong quý 3, mức cao nhất tại Châu Á sau Thành Đô, Trung Quốc (32%), theo Cushman & Wakefield Inc. Ấn Độ còn góp mặt 6/10 thị trường văn phòng có tỷ lệ trống cao nhất khu vực.

Nhu cầu về văn phòng tại Ấn Độ đã giảm kể từ khi nền kinh tế thứ ba Châu Á – được coi là “thị trường mơ ước” của tỷ phú Warren Buffett hai năm trước – đối mặt với công cuộc mở rộng chậm chạp nhất trong 11 năm qua. Ấn Độ hiện có tỷ lệ lạm phát cao nhất trong số các thị trường lớn mới nổi và tỷ lệ nợ của nước này đang có nguy cơ bị hạ bậc. Nguồn cung mới tại 7 thị trường văn phòng lớn của Ấn Độ, bao gồm Mumbai, Hyderabad và Bangalore; đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm qua trong quý 3, theo CBRE Group Inc.

Công nhân làm việc trên công trường xây dựng trung tâm thương mại tại Mumbai, Ấn Độ.

Ông Anshuman Magazine, chủ tịch CBRE khu vực Nam Á cho biết: “Ấn Độ đang phải đối mặt với một bức tranh kinh tế vĩ mô đáng sợ. Các công ty vẫn đang rất dè dặt, một xu hướng sẽ tiếp tục gây ức chế hoạt động cho thuê văn phòng trên toàn quốc.”

Theo khảo sát của Bloomberg, tăng trưởng kinh tế Ấn Độ có thể sẽ giữ ở mức dưới 5% trong bốn quý liên tiếp, là thời kỳ kéo dài lâu nhất kể từ năm 2005.

Một số công ty xây dựng như Oberoi Realty Ltd., công ty có vốn thị trường lớn thứ hai tại Ấn Độ đang xem xét kế hoach chuyển đổi nhà văn phòng thành nhà dân cư. Nhiều công ty  trên toàn đất nước đã chuyển đổi xong vì nhà ở dân cư cung cấp dòng tiền trả trước. Trong khi đó, là một công ty lớn, Oberoi vẫn đang tìm cách do gặp khó về cấu trúc công trình. Trong năm nay, cổ phiếu của Oberoi đã giảm 34%.

Theo số liệu của Cushman, một sự hồi phục về nhu cầu văn phòng đủ để giảm diện tích dư thừa sẽ diễn ra chậm chạp. Nguồn cung hàng năm ước tính là 3,7 triệu m2 trong khi nhu cầu ước tính chỉ đạt 2,3 triệu m2. Ông Anshuman Magazine cho hay với tốc độ hấp thụ chậm dần từ năm 2011, phải mất 2 năm nữa thị trường văn phòng Ấn Độ mới hồi phục.

NT (Lược dịch)

  • 125
  • By Admin
  • 28/11/2013
  • 17