• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Âm - Dương trong phong thuỷ nhà ở

Phong thuỷ học gồm có 5 nguyên tắc cơ bản: Âm dương, Ngũ hành, Tám hướng, Hệ mặt trời và Môi trường. Để áp dụng thuật phong thuỷ trong xây dựng nhà ở cần có sự hiểu biết sâu của gia chủ hoặc có được sự tư vấn của những người am hiểu về phong thuỷ. Trước hết cần tìm hiểu về khái niệm Âm dương và cách thiết kế để ngôi nhà cân bằng, hài hoà.

1. Khái niệm Âm - Dương

Cảm giác tối tăm, lạnh lẽo hay sáng sủa, ấm cúng khi bước chân vào một ngôi nhà chính là hai mặt đối lập thuộc hai yếu tố căn bản của khoa học Phong thuỷ Âm và Dương. Khái niệm về ấm Dương cũng rất giản dị và mọi vật trên trái đất này chỉ ở trong hai trạng thái hoặc Âm, hoặc Dương. Bóng tối là Âm và ánh sáng là Dương; ngày là Dương, đêm là Âm; Nóng là Dương, lạnh là Âm….

Âm Dương không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể, nó là thuộc tính của mọi hiện tượng mọi sự vật, trong toàn thể vũ trụ. Âm dương là hai mặt đối lập: Mâu thuẫn - Thống nhất, chuyển hoá lẫn nhau, dựa vào nhau mà tồn tại, cùng triệt tiêu thay thế nhau. Trong dương có mầm mống của âm, ngược lại trong âm có mầm mống của dương. Trong tất cả các yếu tố không gian, thời gian, vật chất, ý thức đều có âm dương. Âm dương không những thể hiện trong thế giới hữu hình mà còn thể hiện cả trong thế giới vô hình - thế giới tâm linh như tư duy, cảm giác, tâm hồn …từ hiện tượng đến bản thể.

2. Hài hoà Âm - Dương

Trong lãnh vực trang trí nhà cửa, Âm Dương hòa hợp chính là sự phối trí giữa ánh sáng và bóng tối thế nào cho hợp lý. Chẳng hạn, cửa chính là nơi tiếp nhận sinh khí vào nhà, cho nên, cửa chính phải ở một vị trí sáng sủa. Phía trước cửa chính không nên bị những tàn cây lớn che phủ làm cho thiếu ánh sáng. Hoặc trường hợp cửa chính nằm trong một hành lang dài và hẹp, thì ánh sáng cũng không đủ để hấp dẫn sinh khí vào nhà, do đó cần phải có đèn cho sáng hơn.

Nguyên tắc cân bằng Âm Dương cho ta cách mở cửa hợp lý căn cứ theo vùng Âm Dương trong nhà và thời điểm trong ngày. Ví dụ vào ban ngày nắng gắt (dương thịnh) thì hệ thống cửa cần khép để tăng tính âm nhằm cân bằng lại Nội Khí. Ngược lại ban đêm thì cửa cần mở rộng đón gió, tránh ngủ trong những căn phòng đóng kín cửa sẽ rất tù túng. Thông thường, những vùng khuất sau tường, ít đi tới được và ít ánh sáng chiếu vào là vùng Âm, ngược lại sẽ là vùng Dương. Cách mở cửa phải nối kết các vùng cần di chuyển nhiều, còn những vật dụng ổn định sẽ được nằm trong vùng Âm. Càng tĩnh tại và kín đáo thì càng cần thuộc về vùng Âm, đó là lý do vì sao không nên kê đầu giường ngay cửa vào phòng mà nên có mảng tường che Hậu Chẩm có cửa sổ mở hai bên. 

Phòng khách, phòng ăn và phòng làm việc đều nên sáng sủa. Tuy nhiên phòng ngủ không nên sáng quá không phù hợp với tính chất nghỉ ngơi, thư giãn. Bởi vậy, không nên trang trí phòng ngủ bằng nhiều màu “nóng và không nên chưng nhiều hoa trong phòng ngủ, dù là hoa thật hay hoa giả. Những thứ vừa nêu trên tạo ra nhiều dương khí, không thích hợp cho một nơi để nghỉ ngơi và cho một giấc ngủ an lành.

Khi âm dương cân bằng sẽ tạo ra khí hài hòa, mang lại sự thịnh vượng cho con người. Ngược lại, khi âm dương mất cân bằng, năng lượng trở nên hung dữ, tạo ra sát khí, gây ra vận rủi và tai họa.   

(Theo Archi)

  • 201
  • By Admin
  • 20/07/2011
  • 17