• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

7 cách phục hồi sinh khí cho nhà

Theo phong thủy, sinh khí hay còn gọi là "nguyên khí" và "long khí" trong đất đai có sự tác động lên phần vô hình của con người. Sinh khí hay còn gọi là "thiên khí" và "địa khí", khí trời đất được lưu thông thì mới giúp gia chủ có sức khỏe. Ở những không gian sinh khí, gia chủ sẽ cảm thấy minh mẫn, tinh thần sảng khoái, dễ chịu. Không gian sinh khí có tác dụng rất lớn về thể chất và tinh thần, tránh được các bệnh về đường hô hấp và tim mạch, xương khớp...

Ngày nay, do sự phát triển của đô thị kéo theo không gian lưu thông không khí ngày càng nhỏ lại, sinh khí vào nhà ngày càng ít đi, dẫn đến việc xảy ra tình trạng bí sinh khí. Nhất là đối với các nhà lô mặt phố lưu lượng giao thông đi lại nhiều ô nhiễm, tiếng ồn nên phải đóng kín cửa gây ra sự bí sinh khí càng tăng.

Với nhà ống, để tạo luồng sinh khí cho ngôi nhà, gia chủ nên tận dụng tối đa việc lấy sáng, thiết kế sao cho các phòng đều có ánh sáng. Ở những không gian bí ánh sáng và không khí có thể lắp quạt thông gió sao cho không khí có thể lưu thông và luân chuyển trong nhà. Không nên chia nhỏ không gian nhiều bằng tường hoặc các vách ngăn kín.

7 cách phục hồi sinh khí cho nhà | ảnh 1

Sinh khí vô cùng quan trọng trong ngôi nhà

Sinh khí có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe những người sống trong nhà. Có nhiều gia chủ đã không chú ý tới cách bố trí nội thất và không gian để các dòng khí được luuw thông một cách hợp lý nên sức khỏe không được tốt mặc dù chế độ ăn uống rất hợp lý. Nếu ngôi nhà đang trong tình trạng bí sinh khí thì phải khắc phục ngay vì không có sinh khí tức là không có sức sống.

Cải thiện tình trạng bí sinh khí

- Dùng ánh sáng đèn. Ánh sáng tượng trưng cho năng lượng dương, gia chủ nên chú ý luôn ghiữ cho ngôi nhà được sáng sủa, đặc biệt vào ban đêm, nhằm tạo sự cân bằng tốt trong nhà. Dùng đèn tròn chiếu sáng là tốt nhất bởi hình tròn tượng trưng cho chu kỳ vô tận của vận may. Nếu sử dụng đèn bàn có chụp bằng giấy thì không có vẻ thân thiện.

- Dịch chuyển năng lượng: Ở những vùng không gian thiếu sinh khí, bạn nên mở các cửa lớn và cửa sổ, giũ sạch thảm và màn cửa, đồng thời dịch chuyển tất cả các đồ đạc ra khỏi vị trí hàng ngày khoảng 45cm. Điều này sẽ buộc năng lượng khí nới gia chủ sống phải dịch chuyển.

Cung cấp nguồn năng lượng mới

Sinh khí có thể hiểu là địa khí có sức sống, có thiên khí thông thoáng, Với những ngôi nhà thiếu sinh khí, bạn nên dọn dẹp lại nhà cửa, thay đổi công năng sử dụng, vứt bỏ đồ cũ ít sử dụng tạo thêm các khe thoáng lấy gió và lấy sáng tạo luồng khí đối lưu luân chuyển các luồng khí độc ra khỏi ngôi nhà, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường như cây xanh, bể cá, ánh sáng trang trí, màu sắc, âm thanh và có thể là vật nuôi nhằm tạo một môi trường đa dạng gần gũi với thiên nhiên. Thêm vào đó, tất cả các đường ống dẫn nớpc và dây điện hư hỏng hay những chỗ tắc nghẽn, rò rỉ cần được sửa chữa ngay lập tức để tránh âm khí tích tụ, gây khó chịu trong gia đình.

Sử dụng vật liệu theo ngũ hành sát khí

Nếu ngôi nhà mắc vào một số điều gây sát khí, bạn có thể sử dụng vật liệu theo ngũ hành sát khí như sau: Theo Ngũ hành, mỗi hướng đều tương ứng với một hành xác định. Vì thế để tìm cách hóa giải sát khí bạn cần biết hướng mà chúng đang nhắm vào nhà bạn, đặc biệt là vào cửa trước. Trước hết, cần nắm được chu kỳ ngũ hành tương khắc: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. Dùng la bàn để xác định hướng của nguồn sát khí đó. Khi đã xác định được hành của sát khí, bạn sẽ xác định được hành có thể làm lệch ảnh hưởng có hại của sát khí.

Tùy theo điều kiện cụ thể của từng ngôi nhà có thể bố trí nội thất cho hợp lý giúp cho luồng sinh khí lưu thông thuận lợi, đảm bảo cho ngôi nhà được ấm cúng.

7 cách phục hồi sinh khí cho nhà | ảnh 2

Không gian bí sinh khí sẽ gây ra bệnh tật

Bí sinh khí thường là không có được sự cân bằng về âm dương (thiếu ánh sáng hoặc thừa ánh sáng, không có ánh sáng). Sự đối lưu về không khí (không khí không lưu thông được, khí vào nhưng không ra được hoặc không có không khí vào). Một số yếu tốc tác động khác như đồ đạc cũ, hỏng, ẩm mốc, bày biện lung tung, những đường ống nước cũ rò rỉ, dây điện thừa hư hỏng, bụi bẩn mạng nhện, những đồ đạc không cần thiết… cũng gây ra bí sinh khí.

Ở những không gian bí sinh khí, gia chủ cảm thấy mệt mỏi, tinh thần không minh mẫn, gây khó chịu, về lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Sinh khí cua ngôi nhà thông qua cách sử dụng vật liệu

Để cải thiện bí sinh khí trong ngôi nhà, gia chủ nên chọn vật liệu vừa đủ, khai thác hết khả năng của vật liệu sẽ giúp nội khí toàn nhà luôn quân bình hơn là vật liệu chắp vá, thiếu đòng bộ hoặc quá dư thừa. Sinh khí của ngôi nhà thông qua cách sử dụng vật liệu luôn có sự thay đổi và chuyển biến đáng kể, bắt đầu là sự bình ổn (nhờ dùng đủ và đúng), sau đó là sự hài hòa (nhờ đẹp và xác đáng) và cuối cùng là sự gia tăng khí (nhờ sự độc đáo).

Để cải thiện bí sinh khí, gia chủ nên sử dụng các vật liệu kính, nhựa lấy sáng (tăng ánh sáng đối với không gian bí sáng), sơn chống ẩm mốc giúp khí thoáng hơn. Thay thế các vật liệu mới, dùng các vật liệu tăng ánh sáng như bóng đèn, dùng các vật liệu có màu sắc để tăng khí dương trong ngôi nhà, dùng vật liệu tự nhiên có thể lưu thông không khí.

Cải tạo tình trạng thiếu sinh khí có rất nhiều cách

Không gian bí sinh khí là những không gian không có ánh sáng, không có cửa sổ, chỗ lấy sáng, tù túng, ẩm thấp… Vì thế, nhà thiếu sinh khí sẽ làm cho tâm lý trì trệ kém năng động hay dẫn đến một số bệnh về hô hấp và tiêu hóa, khiến người sống trong đó cảm giác bực bội, nóng nảy, dễ cáu gắt…

Để cải tạo tình trạng thiếu sinh khí có rất nhiều cách như dùng ánh sáng đèn hoặc dịch chuyển năng lượng, dọn dẹp đồ cũ trong nhà. Nếu theo trực giá nhận thấy ngôi nhà ngột ngạt thì gia chủ nên dành thời gian để cung cấp năng lượng cho vùng không gian sống thiếu sinh khí đó.

(Theo khonggiansong)

  • 265
  • By Admin
  • 13/06/2011
  • 17