2012: Năm lạc quan của BĐS Đông Nam Á
Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động bất động sản trọng yếu, những chiến dịch tiếp thị hấp dẫn, triển vọng sáng sủa hơn trên thế giới cùng với sự nới lỏng định lượng lần 3 tại Mỹ đã đóng vai trò quan trọng trong việc biến năm 2012 trở thành một năm lạc quan hơn cho khu vực Đông Nam Á.
Nhiều nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á đã phát triển đúng hướng, bằng cách phối hợp các thị trường bất động sản chính thức trong khu vực cả về mặt chất lượng phát triển bất động sản và số lượng bán ra.
Nhiều nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á đã phát triển đúng hướng, bằng cách phối hợp các thị trường bất động sản chính thức trong khu vực cả về mặt chất lượng phát triển bất động sản và số lượng bán ra.
Quả thực, tại Thái Lan, nhiều động thái công khai nhằm tái thiết Bangkok sau thảm họa lũ lụt năm 2011 đã dẫn tới hai quý khởi đầu đầy tích cực, đánh dấu sự khởi động của thị trường bất động sản cao cấp. Một năm sau trận lũ lụt tồi tệ nhất trong vòng 40 năm, nguồn cung bất động sản cao cấp trong năm 2012 được kỳ vọng là sẽ vượt năm 2011, bởi các nhà phát triển đang nhắm tới những thị trường tầm trung, bên cạnh đó mong muốn về cuộc sống thành thị ngày càng tăng đang đưa đẩy những khách hàng tiềm năng tới trung tâm Bangkok.
Tại Indonesia, tầng lớp trung lưu mới nổi đi kèm với tỷ lệ lạm phát ổn định đã đóng góp vào sự bình ổn giá trong hầu hết các ngành nghề kinh doanh bất động sản nước này, đặc biệt là tại thủ đô Jakarta.
Sự ổn định chính trị, kinh tế vững chắc và sự gia tăng đầu tư nước ngoài đều đóng vai trò quan trọng trong việc đưa năm 2012 trở thành một năm thành công cho Philippines, bằng cách góp phần vào sự tăng giá quản lý và khuyến khích số lượng nguồn cung mới.
Ông Gavin Tee, chuyên gia tư vấn bất động sản quốc tế, bày tỏ trên tờ New Strait Times rằng bất động sản khu vực Đông Nam Á có thể sẽ vượt tầm kiểm soát trong vòng 10 năm tới, và chỉ ra rằng cuộc cạnh tranh giành chỗ đứng trong khu vực giữa Trung Quốc và Mỹ chính là minh chứng. Trích dẫn chuyến ghé thăm gần đây của Tổng thống Barack Obama tới Phillippnes, ông Tee cho rằng điều này chứng tỏ Washington hiện đang ngày càng xem trọng khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, ông Tee còn chỉ ra những nỗ lực của Trung Quốc trong việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng kinh tế trong khu vực.
Hơn nữa, ông Tee cũng dự đoán rằng Malaysia sẽ trở thành một trong những quốc gia đứng đầu thị trường bất động sản trong khu vực. Theo ông, Malaysia đặc biệt là một trong những nước đầu tư thân thiện nhất hiện nay nhờ chính sách linh hoạt và minh bạch, bên cạnh đó hệ thống pháp luật, văn hóa và cơ sở hạ tầng rất thuận lợi cho những người nước ngoài đang sinh sống tại đây.
Đề cập đến Malaysia, ông Tee nhận xét: “Quan trọng nhất là giá bất động sản vẫn ở mức rất phải chăng, bởi vậy có rất nhiều tiềm năng phát triển. Nhật Bản và Đức đã nhận thấy điều này và đang có kế hoạch đầu tư thêm tại đây, còn Singapore vẫn luôn coi Malaysia là lựa chọn đầu tư hàng đầu”.
Một cuộc khảo sát gần đây được PricewaterhouseCoopers và Viện Đất đai đô thị công bố mang tên Emerging Trends in Real Estate Asia Pacific 2013 (Những xu hướng mới nổi trong thị trường bất động sản Châu Á Thái Bình Dương năm 2013) cũng xác nhận sự phất lên của khu vực Đông Nam Á trên thị trường bất động sản thế giới. Quả thực, hơn 400 chuyên gia kinh tế đã chọn Jakarta là điểm đến hàng đầu cho các nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2013, tiếp đó là Hong Kong, Singapore và Sydney.
Khánh Ngọc
- 148
- By Admin
- 12/01/2013
- 17