134 hộ dân phường Trung Liệt, quận Đống Đa bị... treo!
Cuộc sống của 134 hộ dân tổ 44, phường Trung Tự (quận Đống Đa, HN) nhiều bề chịu thiệt. |
Không được cải tạo lối vào, không được nâng cấp nhà ở đã xập xệ, không sân chơi.., khiến cuộc sống của họ nhiều bề chịu thiệt.
Khúc mắc quyền sử dụng đất (?)
Công văn số 3380 của UBND TP.Hà Nội, do nguyên Phó Chủ tịch Trương Tùng ký ngày 13.7.1990 đồng ý cho ĐH Y sử dụng khu đất tại tổ 44 (trước là tổ 63 và 97). Tuy nhiên, theo tổ trưởng tổ dân phố Trần Ngoại Ngữ thì khu đất này vốn ngoài quyền quản lý, sử dụng của ĐH Y HN.
Ông Ngữ dẫn theo các công văn số 1931 của Bộ Xây dựng ngày 26.12.1994 và công văn số 99 của TCty Xây dựng Hà Nội, do GĐ Trần Duy Hậu ký ngày 20.4.1994. Theo đó, hơn 100 hộ dân tại tổ 44 vốn là CB - CNVC của Xí nghiệp cung ứng vận tải và sản xuất bêtông thuộc Cty xây dựng số I, sau này là Cty kinh doanh vật tư - vận tải thuộc TCty Xây dựng HN đã ở từ rất lâu và đều có hộ khẩu chính thức.
Diện tích đất mà số hộ dân này sinh sống vốn do XN san lấp mặt bằng trên diện tích đất của HTX nông nghiệp Khương Thượng, hoàn toàn nằm ngoài quy hoạch của trường y khoa, sau khi đã đền bù hoa màu cho HTX. Việc san lấp mặt bằng hoàn thành năm 1976, XN đã tiến hành xây dựng và di chuyển khu làm việc, nhà ở, kho tàng, sân bãi sản xuất để trả dần phần diện tích đất của ĐH Y cho mượn trước đó.
Tới năm 1989, việc trao trả diện tích đất mượn hoàn tất. Số diện tích còn lại - bao gồm khu ở tập thể CNVC (nhà cấp 4), sân bãi đậu xe, kho nhiên liệu (đã đào hết stec chứa), sân sản xuất bêtông... gần 2ha - là thuộc quyền sử dụng của XN cung ứng vận tải và sản xuất bêtông.
Dân thiệt nhiều bề!
Từ năm 1990, ĐH Y HN đã có chủ trương GPMB nhằm cải tạo, mở rộng diện tích nhà trường. Hội đồng GPMB tại ĐH Y khoa đã được thành lập theo QĐ số 186/ĐĐ của UBND quận Đống Đa, ngày 25.8.1990. Ngày 31.10.1998, Chính phủ ra Quyết định số 980 phê duyệt dự án đầu tư cải tạo, mở rộng Trường ĐH Y, do Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm ký, với tổng mức đầu tư 326,5 tỉ đồng.
Ngày 30.9.1999, Hội đồng GPMB tại ĐH Y HN lại được thành lập theo QĐ số 728 của UBND quận Đống Đa. Tuy nhiên, cho tới nay, phương án GPMB, di dời hơn 100 hộ dân tại tổ 44 vẫn chưa có, khiến họ phải sống trong cảnh thiệt thòi.
Ông Trần Ngoại Ngữ chỉ tay ra con đường lem nhem dẫn vào tổ dân cư, nói: "Tổ chúng tôi vốn có lối đi, có cổng ra vào riêng. Đến những năm cuối 1980, khi XN cung ứng vận tải và sản xuất bêtông chuyển đi, tình hình an ninh không tốt, chúng tôi đã nhất trí bàn giao cho ĐH Y quản lý cổng vào và sử dụng lối đi chung với nhà trường".
Song bức xúc hơn cả là tình trạng nhiều hộ dân, trong nhiều năm trời phải sống trong những ngôi nhà xập xệ tới mức nguy hiểm. Gần một nửa số ngôi nhà của những người dân nơi đây là nhà cấp 4, đã có tuổi đời trên 30 năm. Ông Đỗ Khắc Sơn - thanh tra xây dựng phường - cho biết, những ngôi nhà này được liệt vào danh sách nhà nguy hiểm, có thể đổ sập bất cứ lúc nào và trong điều kiện thời tiết không thuận lợi thì phải sơ tán dân!
Được biết, khi dự án đầu tư cải tạo, mở rộng ĐH Y được phê duyệt suốt từ 1998 cho tới nay, người dân lại có tâm lý "nửa chừng". Nhưng một số hộ dân đã tự ý xây dựng nhà cao tầng do không chịu đựng nổi cảnh sống tạm bợ kéo dài. Song phần lớn người dân tỏ ra lưỡng lự: "Nhà đã nằm trong quy hoạch, giờ chúng tôi có sửa sang, xây mới cũng thành dở dang. Nhưng nếu cứ sống "treo" theo dự án trong những nhà chờ... sập thì sống mà đâm lo".
Phó Chủ tịch UBND phường Trung Tự Đinh Quốc Trung khẳng định, cho tới thời điểm này, chính quyền phường chưa có thông tin gì về phương án cụ thể GPMB, tổ chức tái định cư cho các hộ dân tổ 44. Nghĩa là những nỗi lo của họ như trên, vẫn phải kéo dài.
Khúc mắc quyền sử dụng đất (?)
Công văn số 3380 của UBND TP.Hà Nội, do nguyên Phó Chủ tịch Trương Tùng ký ngày 13.7.1990 đồng ý cho ĐH Y sử dụng khu đất tại tổ 44 (trước là tổ 63 và 97). Tuy nhiên, theo tổ trưởng tổ dân phố Trần Ngoại Ngữ thì khu đất này vốn ngoài quyền quản lý, sử dụng của ĐH Y HN.
Ông Ngữ dẫn theo các công văn số 1931 của Bộ Xây dựng ngày 26.12.1994 và công văn số 99 của TCty Xây dựng Hà Nội, do GĐ Trần Duy Hậu ký ngày 20.4.1994. Theo đó, hơn 100 hộ dân tại tổ 44 vốn là CB - CNVC của Xí nghiệp cung ứng vận tải và sản xuất bêtông thuộc Cty xây dựng số I, sau này là Cty kinh doanh vật tư - vận tải thuộc TCty Xây dựng HN đã ở từ rất lâu và đều có hộ khẩu chính thức.
Diện tích đất mà số hộ dân này sinh sống vốn do XN san lấp mặt bằng trên diện tích đất của HTX nông nghiệp Khương Thượng, hoàn toàn nằm ngoài quy hoạch của trường y khoa, sau khi đã đền bù hoa màu cho HTX. Việc san lấp mặt bằng hoàn thành năm 1976, XN đã tiến hành xây dựng và di chuyển khu làm việc, nhà ở, kho tàng, sân bãi sản xuất để trả dần phần diện tích đất của ĐH Y cho mượn trước đó.
Tới năm 1989, việc trao trả diện tích đất mượn hoàn tất. Số diện tích còn lại - bao gồm khu ở tập thể CNVC (nhà cấp 4), sân bãi đậu xe, kho nhiên liệu (đã đào hết stec chứa), sân sản xuất bêtông... gần 2ha - là thuộc quyền sử dụng của XN cung ứng vận tải và sản xuất bêtông.
Dân thiệt nhiều bề!
Từ năm 1990, ĐH Y HN đã có chủ trương GPMB nhằm cải tạo, mở rộng diện tích nhà trường. Hội đồng GPMB tại ĐH Y khoa đã được thành lập theo QĐ số 186/ĐĐ của UBND quận Đống Đa, ngày 25.8.1990. Ngày 31.10.1998, Chính phủ ra Quyết định số 980 phê duyệt dự án đầu tư cải tạo, mở rộng Trường ĐH Y, do Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm ký, với tổng mức đầu tư 326,5 tỉ đồng.
Ngày 30.9.1999, Hội đồng GPMB tại ĐH Y HN lại được thành lập theo QĐ số 728 của UBND quận Đống Đa. Tuy nhiên, cho tới nay, phương án GPMB, di dời hơn 100 hộ dân tại tổ 44 vẫn chưa có, khiến họ phải sống trong cảnh thiệt thòi.
Ông Trần Ngoại Ngữ chỉ tay ra con đường lem nhem dẫn vào tổ dân cư, nói: "Tổ chúng tôi vốn có lối đi, có cổng ra vào riêng. Đến những năm cuối 1980, khi XN cung ứng vận tải và sản xuất bêtông chuyển đi, tình hình an ninh không tốt, chúng tôi đã nhất trí bàn giao cho ĐH Y quản lý cổng vào và sử dụng lối đi chung với nhà trường".
Song bức xúc hơn cả là tình trạng nhiều hộ dân, trong nhiều năm trời phải sống trong những ngôi nhà xập xệ tới mức nguy hiểm. Gần một nửa số ngôi nhà của những người dân nơi đây là nhà cấp 4, đã có tuổi đời trên 30 năm. Ông Đỗ Khắc Sơn - thanh tra xây dựng phường - cho biết, những ngôi nhà này được liệt vào danh sách nhà nguy hiểm, có thể đổ sập bất cứ lúc nào và trong điều kiện thời tiết không thuận lợi thì phải sơ tán dân!
Được biết, khi dự án đầu tư cải tạo, mở rộng ĐH Y được phê duyệt suốt từ 1998 cho tới nay, người dân lại có tâm lý "nửa chừng". Nhưng một số hộ dân đã tự ý xây dựng nhà cao tầng do không chịu đựng nổi cảnh sống tạm bợ kéo dài. Song phần lớn người dân tỏ ra lưỡng lự: "Nhà đã nằm trong quy hoạch, giờ chúng tôi có sửa sang, xây mới cũng thành dở dang. Nhưng nếu cứ sống "treo" theo dự án trong những nhà chờ... sập thì sống mà đâm lo".
Phó Chủ tịch UBND phường Trung Tự Đinh Quốc Trung khẳng định, cho tới thời điểm này, chính quyền phường chưa có thông tin gì về phương án cụ thể GPMB, tổ chức tái định cư cho các hộ dân tổ 44. Nghĩa là những nỗi lo của họ như trên, vẫn phải kéo dài.
Theo Lao Động
- 285
- By Admin
- 25/11/2008
- 17