• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

101 cách thâu tóm dự án BĐS của các ông chủ lớn

Mua giấy…lấy đất

Thương thảo trực tiếp với chủ đầu tư dự án bất động sản để mua lại là cách làm được giới đầu tư coi là thô sơ nhất hiện nay. Trên thực tế, thị trường tồn tại nhiều cách thâu tóm dự án BĐS “tế nhị” hơn rất nhiều. Mới đây, thông tin Tổng công ty Xây dựng Thanh Hóa - CTCP mua thành công dự án Sky Park Residence (Khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội) được giới đầu tư chú ý. Dự án do Công ty Licogi 16 (LCG) là chủ đầu tư với quy mô gồm 2 tòa nhà cao 25 tầng là khối văn phòng thương mại và tòa chung cư cao 35 tầng nối liền với nhau bằng 3 tầng hầm để xe và khối đế 5 tầng là TTTM. Theo tiết lộ của LCG, giá trị thương vụ này là 143 tỷ đồng. Chủ mới của Sky Park Residence là Tổng công ty Xây dựng Thanh Hóa – CTCP, tuy nhiên ông chủ thật sự của dự án này chính là Chủ tịch HĐQT Công ty Trương Lâm, ông Lâm sở hữu 95% cổ phần của doanh nghiệp.

Gần 10 năm trước, một số đơn vị thành viên của Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội (Handico) cổ phần hóa. Trong số này có 2 doanh nghiệp nắm trong tay quỹ đất có nhiều vị trí đắc địa tại Hà Nội. Đã từ lâu, doanh nghiệp ở trong tầm ngắm của các đại gia tại Hà Nội. Bởi vậy, phương án bán cổ phần của những DN này không được công bố rộng rãi (chỉ niêm yết tại trụ sở công ty), song cũng không lọt qua mắt của các thợ săn. Ba tiếng trước thời điểm cuối cùng nhận hồ sơ mua cổ phần, một đại gia tại Hà Nội đã chồng bao tải tiền để đặt cọc mua toàn bộ số cổ phiếu được chào bán. Cùng với việc thu gom cổ phiếu của cán bộ nhân viên trong công ty sau đó, hiện đại gia này đã nắm chi phối toàn bộ Công ty, nắm ghế Chủ tịch HĐQT, mặc dù trên danh nghĩa, doanh nghiệp vẫn là đơn vị thành viên của Handico.

Kem Tràng Tiền, Nhà hàng Phú Gia… tại Hà Nội là ví dụ điển hình của việc doanh nghiệp có đất đẹp được săn mua bằng việc mua lại cổ phần chi phối của doanh nghiệp. Việc cổ phần hóa khép kín đã tạo ra cơ hội vàng cho những đại gia giàu tiềm lực thâu tóm đất đẹp tại các thành phố. Bởi vậy, không ít chuyên gia gần đây lên tiếng, Nhà nước cần công bố danh sách tên các doanh nghiệp thuộc diện phải cổ phần hóa trong 2 năm 2014-2015.

Giới đầu tư Hà thành cũng truyền tai nhau về 3 ngân hàng nắm trong tay nhiều công ty con, công ty liên kết là các doanh nghiệp bất động sản. Một trong những cách các ngân hàng này thâu tóm dự án bất động sản hoặc các khu đất đẹp là hỗ trợ, đỡ đầu cho doanh nghiệp vay tiền. Khi thị trường không thuận lợi, hoặc doanh nghiệp sai lầm trong chiến lược, đầu tư “vung tay quá trán” không trả được nợ, ngân hàng sẽ siết tài sản đảm bảo là dự án hoặc đưa một số tổ chức có liên quan mua lại cổ phần của doanh nghiệp (giá bèo, do doanh nghiệp đang thua lỗ, bên bờ phá sản). Nghiễm nhiên khi đó chủ ngân hàng trở thành chủ các khu đất đẹp.

Đại gia…sa cánh

Trước đây chỉ có các công ty tư nhân phải bán dự án bất động sản do thiếu năng lực tài chính không thể triển khai được dự án. 2 năm trở lại đây, không ít đại gia nhà nước cũng phải bán các dự án đã để bất động lâu ngày. Nguồn tin từ Tập đoàn Mường Thanh cho biết, mới đây họ đã mua thành công một số lô đất tại Khu đô thị mới Linh Đàm từ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) và các đơn vị thành viên.  Cũng theo tin từ doanh nghiệp này, đại diện một số doanh nghiệp họ Handico đã đến đặt vấn đề hợp tác triển khai dự án với Tập đoàn Mường Thanh.

Tổng công ty Vinaconex vẫn đang rốt ráo tìm đối tác và cơ hội để thoái vốn khỏi Dự án Splendora. Ông Vũ Quý Hà, Tổng giám đốc Vinaconex cho biết, Tổng công ty muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại dự án để có trong tay khoản tiền lớn tìm cơ hội khác, thay vì nhặt tiền lẻ từ lợi nhuận được chia (nếu có) của liên doanh.

Những tập đoàn không chuyên về bất động sản như PVN, EVN, Vinatex, Cao su… đầu tư theo “phong trào” có trong tay một vài dự án cũng đã và đang sốt ruột tìm đối tác để chuyển nhượng thật nhanh.

  • 0
  • By Admin
  • 13/05/2014
  • 17