• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Có phải đóng thuế thu nhập đối với tài sản được chia?

Vậy xin hỏi, khi em gái tôi về Việt Nam để nhận phần di sản được chia này (khoảng 800 triệu đồng) thì có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không? Nếu có thì phải đóng bao nhiêu phần trăm trên tổng số tiền được nhận, đồng thời có phải làm thủ tục gì để được nhận không?

Đào Thị Tú Nga

Trả lời:

Với trường hợp này, do chị không nêu rõ việc mẹ chị chết có để lại di chúc hay không và căn nhà này có thuộc sở hữu của duy nhất mẹ chị hay không, vì vậy tôi sẽ tư vấn cho chị dựa theo giả định là mẹ chị mất không để lại di chúc và di sản để lại là căn nhà thuộc sở hữu của duy nhất mẹ chị, 3 chị em chị là những đồng thừa kế duy nhất.

Theo cơ sở này tôi đưa ra tư vấn cho chị như sau:

Vì mẹ chị mất không để lại di chúc nên căn cứ theo điều 675 Bộ luật dân sự, 3 chị em sẽ thuộc trường hợp thừa kế theo pháp luật.

Căn cứ theo điều 676 Bộ luật dân sự, 3 chị em sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Nhưng để nhận được phần di sản này thì 3 chị em phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản đối với căn nhà do mẹ để lại.

thuế thu nhập cá nhân
Nếu em gái chị chưa có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nơi khác
tại Việt Nam thì em gái chị sẽ được miễn thuế, theo điểm b.1.1.2 khoản 1,
điều 3 thông tư 111/2013/TT-BTC. Ảnh minh họa

Nếu 3 chị em nhận di sản thừa kế là căn nhà (3 chị em cùng đứng tên căn nhà) thì sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân căn cứ theo khoản 4, điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 và sửa đổi năm 2012 quy định về thu nhập được miễn thuế như sau:

Thu nhập từ nhận quà tặng, thừa kế là BĐS giữa vợ với chồng; giữa mẹ đẻ, cha đẻ với con đẻ; giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; giữa mẹ vợ, cha vợ với con rể; giữa mẹ chồng, cha chồng với con dâu; giữa ông nội, bà nội với cháu nội; giữa bà ngoại, ông ngoại với cháu ngoại và giữa anh, chị, em ruột với nhau.

Nhưng theo yêu cầu của chị thì căn nhà này sẽ được bán đi để chia lại cho người em ở Úc. Vì vậy, về nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân của em gái chị khi chuyển nhượng căn nhà này, sẽ xảy ra 2 trường hợp:

Trường hợp thứ nhất, nếu em gái chị chưa có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nơi khác tại Việt Nam thì em gái chị sẽ được miễn thuế, theo điểm b.1.1.2 khoản 1, điều 3 thông tư 111/2013/TT-BTC.

Trường hợp thứ hai, nếu em gái chị đã có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nơi khác tại Việt Nam, căn cứ theo điểm b khoản 4 điều 17 thông tư 92/2015/TT-BTC, nếu chuyển nhượng BĐS là đồng sở hữu thì nghĩa vụ thuế được xác định riêng cho từng người nộp thuế theo tỷ lệ sở hữu BĐS.

Như vậy, em gái chị sẽ chịu thuế theo tỷ lệ sở hữu căn nhà. Mức thuế suất em gái chị phải chịu là 1/3 của 2% giá trị chuyển nhượng căn nhà (trogn đó 2% giá trị chuyển nhượng là mức thuế suất áp dụng với những trường hợp chuyển nhượng BĐS theo khoản 12, điều 2 nghị định 12/2015/NĐ-CP).

Luật sư Đào Thị Bích Liên

Đoàn luật sư Tp.HCM

  • 380
  • By Admin
  • 19/10/2015
  • 17