Có biểu hiện cửa quyền trước thông tin tạm dừng 16 dự án
Tamnhin.net đã có cuộc trao đổi với TS. Phạm Gia Yên – Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng về vấn đề này.Mới đây, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội ra thông báo trên website về việc tạm dừng 16 dự án để chờ quy hoạch phân khu trong khi hầu hết những dự án này đều đã được Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan quản lý phê duyệt. Với tư cách là nhà quản lý trong lĩnh vực xây dựng, ý kiến của ông về vấn đề trên?
TS. Phạm Gia Yên - Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng |
Ông đánh giá như thế nào về cơ chế “xin-cho” trong xây dựng hiện nay? Biện pháp nào để hạn chế tình trạng trên?
Thực tế, cơ chế “xin- cho” vẫn còn phổ biến hiện nay. Pháp luật quy định cấp giấy phép xây dựng trong 15 ngày hoặc 15 ngày đối với từng loại giấy phép nhưng họ “ngâm” hàng năm một dự án khu đô thị. Một dự án nếu tất cả thủ tục chỉ 6 tháng là xong nhưng thực tế có dự án đã phải chờ đến 10 năm mới xong. Ách tắc tại đâu? Vì sao hoãn lại chờ? Nếu người đi xin có ý thức công dân thì phải có ý kiến phản ánh, phải lên tiếng một cách công khai. Về phía cơ quan quản lý nhà nước, để xảy ra tình trạng này, các cơ quan quản lý nhà nước đã làm gì?
Trước thông tin tạm dừng 16 đồ án, dự án để chờ quy hoạch phân khu, nhiều người cho rằng điều này sẽ tạo ra áp lực đối với doanh nghiệp đang triển khai dự án? Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Không phải áp lực mà là điều này sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp ung dung “chạy”. Doanh nghiệp nào “chạy” đến trước thì được đi tiếp, kết quả là có dự án nào phải dừng lại đâu.
Theo ông, tương lai của 16 đồ án, dự án này sẽ tiếp tục được triển khai hay sẽ bị dừng lại?
Ai bắt dừng lại và văn bản nào bắt dừng lại được. Trong cuộc rà soát này rà soát rất nhiều, vấn đề là cách làm của mình như thế nào. Các đô thị mỗi người xây theo một kiểu thì không rà soát, chấn chỉnh lại. Có một vấn đề là, những đồ án, dự án rà soát rồi có tiếp tục rà soát hay không? Việc ra soát là việc làm thường xuyên của các cơ quan chuyên môn chứ không phải theo phong trào.
Nếu 16 dự án này không đủ cơ sở pháp luật để triển khai thì các cơ quan nhà nước phải mời các chủ đầu tư đến, phải giải trình việc dừng lại là dựa trên cơ sở pháp luật nào? Nhà nước bồi thường việc dừng lại như thế nào? Cách làm của một số cơ quan nhà nước tôi cho rằng là cửa quyền cần phải xử lý nghiêm túc để bảo đảm mối quan hệ bình đẳng giữa các tổ chức các nhân, quản lý trong lĩnh vực xây dựng và các doanh nghiệp tham gia hoạt động xây dựng.
Xin cảm ơn ông!
(Theo Tamnhin)
- 0
- By Admin
- 15/11/2010
- 17