• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Cẩn trọng với vốn chảy vào BĐS khi tín dụng tăng cao

Con số trên rõ ràng rất ấn tượng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại rằng tốc độ tăng mạnh có thể tiềm ẩn những rủi ro.

Vừa qua, Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước thúc đẩy tăng trưởng tín dụng gắn với đảm bảo cơ cấu tín dụng phù hợp. Trong đó, tập trung tín dụng vào những lĩnh vực ưu tiên theo đúng chủ trương của Chính phủ; giám sát chặt chẽ hoạt động cho vay những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản (BĐS), dự án thu hồi vốn dài hạn…

Theo Nguyễn Tiến Đông, chính sách tín dụng đã có tác dụng nắn chỉnh dòng vốn vào những lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện thêm nhiều chương trình khác để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

Một chuyên gia kinh tế nhận định, mặc dù Ngân hàng Nhà nước chưa công bố con số cụ thể về tỷ trọng vốn chảy vào BĐS nhưng thực tế hiện nay cho thấy, dòng vốn chảy vào lĩnh vực này trong thời gian qua khá mạnh mẽ.

bất động sản
Ngân hàng và chủ đầu tư cần cẩn trọng với vốn chảy vào BĐS khi tín dụng tăng cao

Về việc tín dụng tăng trưởng mạnh, chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực cho rằng, tín dụng tăng ở mức độ 15% là phù hợp với GDP tăng trưởng 6-6,5%. Như vậy, dư nợ 8 tháng đầu năm nay là 10%, dự kiến cả năm vào khoảng 16%. So với năm ngoái, con số này tuy có cao hơn một chút nhưng vẫn chưa tới mức rủi ro trong bối cảnh nền kinh tế vỹ mô đã có dấu hiệu hồi phục tốt hơn, thể hiện qua chỉ số nhà quản trị mua hàng, chỉ số sản xuất công nghiệp cao và tăng dần đều.

TS. Cấn Văn Lực cho biết, tổng dư nợ cho vay BĐS tính tới cuối tháng 8/2015 là khoảng 8,5%. Thị trường BĐS ấm lên, nhu cầu vay tiền tăng là điều đương nhiên. Thực tế khá nhiều ngân hàng đang đổ tiền vào thị trường BĐS.

Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng mới đây cho hay, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ tăng mục tiêu tín dụng năm nay từ mức 15% lên 17%, cùng với quy luật tín dụng sẽ tăng nhanh vào các tháng cuối năm, chắc chắn nguồn vốn chảy vào BĐS còn nhiều hơn nữa.

Bộ Xây dựng dự báo, tăng trưởng tín dụng vào thị trường BĐS năm 2015 sẽ vào khoảng 15%, nâng dư nợ ở lĩnh vực này có thể lên hơn 340 nghìn tỷ đồng. Đấy là chưa kể tới Ngân hàng Nhà nước đang đề xuất gói tín dụng 50 nghìn tỷ đồng dành cho nhà ở thương mại bằng việc tái cấp vốn cho các ngân hàng.

Theo nhận định của tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần, vốn ngân hàng đổ vào BĐS khiến thị trường này ấm lên là một điều đáng mừng không chỉ đối với địa ốc mà còn với cả nền kinh tế vỹ mô. Nhưng đây là lĩnh vực nhiều rủi ro với bài học cay đắng từ vài năm trước, khi nợ xấu của toàn bộ kinh tế cao gắn liền với BĐS. Vì thế, việc cẩn trọng khi đổ tiền cho lĩnh vực BĐS chắc chắn không thừa.

TS. Cấn Văn Lực nhận định, BĐS luôn luôn là lĩnh vực dễ đọng vốn. Các ngân hàng cho vay BĐS đồng nghĩa với việc phải chấp nhận rủi ro cao. Do đó, ngân hàng cần phải có nhiều vốn đối ứng để đạt tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu (CAR) là 9%. Nhưng tình hình chưa tới mức quá lo lắng vì giá BĐS chưa quá cao so với mức đỉnh thời gian gần đây, tổng dư nợ cho vay BĐS vào khoảng 8,5% vẫn chưa đạt đỉnh điểm 13-14%. Hơn nữa, cả các chủ đầu tư và ngân hàng đã thận trọng hơn sau nhiều năm thị trường suy thoái.

Tuy nhiên, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh, để phòng ngừa rủi ro thì việc cảnh báo thận trọng là cần thiết.

  • 496
  • By Admin
  • 11/09/2015
  • 17